Đặc điểm, cách trồng và chăm sóc cây đước thủy sinh

Cây đước thủy sinh là loài cây khá phổ biến tại Việt Nam, chủ yếu là vùng ngập nước. Cây được trồng làm rừng phòng hộ, chỗ trú ngụ cho nhiều loài động vật, cân đối hệ sinh thái. Ngoài ra cây đước cũng được trồng trong các bể thủy sinh để làm phong phú cho hồ cá. Vậy cách trồng và chăm sóc cây đước thủy sinh như thế nào? Hãy cùng Thủy sinh bảo lộc tìm hiểu ngay dưới bài viết này nhé!

Cây đước thủy sinh sống được ở đâu?

 Cây đước có tên khoa học là Rhizophora apiculata Blume, thuộc chi đước còn được biết với 1 số tên khác như: Sú, Vẹt, Đước xanh, Trang, . .. Cây sống ở vùng bờ biển một số nước thuộc vùng ôn đới gồm: Việt Nam, Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Ấn Độ, . .. Tại Việt Nam, cây phân bố dọc ven biển nhiều tỉnh thành từ Quảng Ninh đến Kiên Giang và trên một số quần đảo như đảo Phú Quốc. 

 Đước là cây chịu thời tiết ấm ẩm ướt ở vùng ngập nước hoặc có thuỷ triều lên xuống hàng ngày. Đặc biệt, những vùng đất ngập mặn thời gian dài nhiều năm là nơi cực kỳ phù hợp cho đước phát triển. 

Cây đước sống được ở đâu?

Đặc điểm sinh trưởng và phát triển cây đước thủy sinh

Là cây chịu nước nên sinh trưởng và phát triển tốt về mùa mưa. Khi được 2 tuổi cây đước bắt đầu cho hoa. Thời điểm nở hoa của cây là khoảng tháng 10 đến 12. Đước kết hợp với nhiều loài cây ven biển tạo thành khu rừng ngập mặn. 

 Cây đước thuộc nhóm cây gỗ có chiều cao trung bình 10 đến 20m, cá biệt có nơi cao trên 30 và đường kính giao động từ 30 – 45cm. Cây mọc thẳng đứng, thân gỗ có những đường nứt nẻ hình vuông và có lớp phủ màu xám hay nâu đen. Trong khi cành cây xù xì và hay gãy. . 

 Rễ đước khá nhỏ, là dạng rễ cọc nhưng rất khó phát triển. Tuy nhiên, hệ thống rễ xung quanh thân cây vẫn phát triển và giữ cây vững vàng. Một cây đước có 8 hoặc 12 rễ phụ với nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất và thoát nước nuôi cây. Ngoài ra, phần rễ đước cũng có khả năng hô hấp khi mọc ở phần thân nông hoặc không bị ngập nước. 

 Lá của đước hình nêm thường mọc song song với thân cây dài khoảng 7 đến 13cm, cao chừng 4 đến 6cm. Đầu lá thường tròn hoặc cong trong khi gốc lá thì hình trụ. Cuống lá tương đối mập và có độ dài khoảng 1 đến 3cm. Phần gân giữa lõm lại và nổi lên ở phía dưới. 

 Hoa cây đước có màu sắc vàng, mọc hình trứng và phát triển nhanh ở những nách lá. Quả đước dài và phần đế hình đĩa, trong mỗi quả có thêm 1 hạt. 

Cây đước sống được ở đâu?
Cây đước sống được ở đâu?

Cách trồng cây đước thủy sinh

Có nhiều cách trồng cây đước thủy sinh bạn có thể tham khảo dưới đây:

Nhân giống 

– Chọn quả: Khi nhân giống các bạn cần thu gom quả đước đã trưởng thành từ một số cây có tuổi đời 10 – 30 năm, đường kính cây 8 -20 cm và cao trên 12m. Cây đước không bị sâu bệnh và sinh trưởng phát triển mạnh. Nên thu quả đước trong khoảng tháng 7 và tháng 9 dương. Quả sau khi đã thu được phân loại và nên chọn quả tươi, sạch, không sâu bệnh. Không nên để hạt giống quá 15 ngày và khi thu xong phải mang đi làm bầu ngay. 

 – Tạo bầu cấy: Sử dụng quả bầu có kích thước 15x20cm, có nắp và lỗ khoan khoảng 0,5 cm. Dùng đất trộn cát 95% cho trồng bầu (đất ngập thuỷ triều) , nhưng chỉ chọn đất có độ dày từ 0 đến 20cm. Trộn phân supe lân 3% theo trọng lượng của bầu và 1 hoặc 2% phân heo đã hoai mục. Luống bầu có kích thước 1x1m, luống cách luống 50cm có lỗ tiêu thoát nước. Xếp bầu theo hàng và 2 hàng cách 1 hàng. Vun đất xung quanh bầu nhằm bảo vệ bầu. 2 tháng dịch chuyển bầu 1 lần cho rễ không đâm vào đất khi trồng cây. 

 – Vườn ươm: Đặt ở gần khu vực trồng cây tiện cho việc di chuyển. Nên chọn vị trí có thuỷ triều ngập trung bình/năm, có tường rào kiên cố bao bọc và cách xa khu vực sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi trâu bò, mầm dịch bệnh. 

 Sau khi đã trồng thành công, các bạn cắm quả cây đước vào bầu, mỗi bầu 1 quả để cho 1.3 trụ mầm ở trong đất. Nên nhân giống những ngày thoáng gió. 

Cách trồng cây đước thành rừng

 – Chọn đất trồng: là đất phù sa ngập mặn, đất có trầm tích giàu nước, đất cát phấn trắng, đất phù sa ngập mặn. Đất có độ sâu trung bình 5 đến 30cm, phù hợp nhất khoảng 15 đến 20cm. Thời gian nước thuỷ triều khoảng từ 3 – 4 giờ 1 ngày. Độ chua của nước 1 – 2%. 

 – Phương thức trồng cây đước: 

 Có 2 hình thức trồng: trồng thẳng và sắp xếp theo hình vuông hoặc là ghép, trồng xen với một số loài cây rừng như mắm trắng, sú chắt, vẹt, đưng. 

 – Mật độ trồng: 

 Đối với trồng rừng thâm canh trồng 10.000 cây/ha mật độ cây cách cây 1x1m. 

 Đối với đất tốt có thể trồng 20.000 cây/ha, cây cách cây 0,7 × 0,7 m. 

 – Thời gian trồng: Trồng từ tháng 7 đến ngày 15 của tháng 10 dương. Thời gian phù hợp nhất là tháng 7 đến tháng 9 dương. 

 – Kỹ thuật trồng: Khi thuỷ triều tháo nước thì sử dụng dây thép buộc và cắt làm các đoạn 1m rồi nối vuông góc và trồng theo cùng khoảng cách. Cách trồng đơn giản nhất là sử dụng 1 đoạn luồng hoặc tre dài 3m, gắn răng dài 10cm với khoảng cách 1mx1m rồi xới trên đất theo 1 đường thẳng và cắt ngang tạo thành hình ô bàn cờ. Bỏ bầu trước trước khi trồng. Lưu ý không được làm gãy rễ cây đước bởi khi trồng bị mặn vào sẽ rất nhanh hỏng. 

Xem thêm:

Cách chọn cây rau má thủy sinh trang trí hợp phong thủy

Cách trồng và chăm sóc cây ấu thủy sinh tươi tốt

 Cách chăm sóc cây đước thủy sinh 

 Trong thời gian nhân giống, các bạn cũng cần chăm sóc cây đước thật cẩn thận. Hàng ngày tiến hành gỡ bỏ những vật chắn như cỏ, tảo bám vào quả. Ngoài ra, một số loài động vật cũng thường tấn công và các bạn cần cắt bỏ kịp thời để không làm hư hỏng rễ cây. 

 Sau khi trồng được 2 đến 6 tháng cần loại bỏ những rong, cỏ, rêu dính vào thân hoặc lá cây. Điều sẽ giúp lá cây quang hợp mạnh hơn.

 Có thể sử dụng 1 vài biện pháp tự nhiên nhằm loại bỏ sâu bệnh sau: Virut, Beauverine (B.B) , Metarrhizium, Bacilline (B.T) , . .. Chỉ nên sử dụng biện pháp trên khi sâu bệnh lây lan mạnh và có khả năng phát triển trở thành ổ dịch. 

Cây đước sau khi được trồng và 4 năm đầu đước mới đóng tán thì bạn cần loại bỏ những cây gỗ dại hoặc là thực vật mọc hoang. Trồng năm thứ 5, đước đã khép cành mới tiếp tục thực hiện cắt thưa.

 Cách chăm sóc cây đước thủy sinh 
Cách chăm sóc cây đước thủy sinh

Qua bài viết trên Thủy sinh bảo lộc đã cung cấp cho các bạn thêm nhiều thông tin về cây đước thủy sinh cũng như về cách trồng, cách chăm sóc cũng như cây thủy sinh bán ở đâu. Hy vọng bài viết sẽ mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *